Tìm hiểu về pháp lý của Bitcoin và tiền ảo trên thế giới

Có thể thấy, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng mặc dù ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng bản thân các loại hình tiền này lại đang được thừa nhận và có sự phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Do đó, việc ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản và ban hành pháp lý của bitcoin toàn diện điều chỉnh là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới.

Qua đó, tạo cơ sở vững chắc cho việc quản lý hoạt động giao dịch, môi giới, huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO), thu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động liên quan đến tiền ảo… Đồng thời, giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn, đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo (như rửa tiền, tẩu tán tài sản…).

Địa vị pháp lý của Bitcoin và tiền ảo hiện nay

Bitcoin là gì chắc hẳn là điều mà ai cũng đã biết, tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều tranh cãi liên quan đến việc liệu Bitcoin có được coi là một loại tài sản theo pháp luật quy định. Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm trái chiều liên quan đến vấn đề này, một số nhà nghiên cứu pháp lý cho rằng Bitcoin không đủ các thành tố để được coi là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại cho rằng nên thừa nhận Bitcoin và các loại tiền mã hóa nói chung là tài sản. Bởi, xét về bản chất nó chứa đựng những thông tin xác thực giao dịch, có thể làm phương tiện cất trữ giá trị – thứ tương đương với vàng.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Địa vị pháp lý của Bitcoin và tiền ảo hiện nay
Hình 1: Pháp lý của bitcoin hiện nay như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản được phân loại thành bất động sản và động sản, theo đó bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Muốn chứng minh Bitcoin là một loại tài sản thì phải chứng minh nó thuộc một trong các loại đã được liệt kê nêu trên.

Đầu tiên và cũng dễ ràng nhận thấy thì Bitcoin và các loại tiền mã hóa nói chung không được coi là một vật theo đúng bản chất. Hiểu theo khái niệm pháp lý, vật là tài sản, một loại tài sản hữu hình. Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau: Là bộ phận của thế giới vật chất; Con người chiếm hữu được; Mang lại lợi ích cho chủ thể; Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

Những quy định pháp lý của bitcoin tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, thì Bitcoin nói riêng và các loại tiền mã hóa không được coi là đơn vị tiền tệ chính thức của nhà nước Việt Nam. Tiếp đó, tại khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đã củng cố thêm luận điểm khi cho thấy Bitcoin không được xem là ngoại tệ (không phải đồng tiền chính thức của bất cứ quốc gia nào) đồng thời cũng không phải là đối tượng của ngoại hối.

Những quy định pháp lý của bitcoin tại Việt Nam
Hình 2: Những quy định về pháp lý của bitcoin trong 2010.

Đồng thời, Bitcoin cũng không được liệt kê vào danh sách các giấy tờ có giá. Theo quy định tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011, quy định các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác…

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, Bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường. Hay nói cách khác, nó không được phép dùng để thay thế tiền mặt hoặc phương tiện thay thế tiền mặt kể trên trong các giao dịch mua bán.

Quyền tài sản của Bitcoin trong thị trường

Quyền tài sản của Bitcoin trong thị trường
Hình 3: Quyền tài sản trong tính pháp lý của Bitcoin.

Có thể bạn quan tâm:

Cuối cùng, Bitcoin không được coi là một quyền tài sản bởi lẽ, quyền tài sản là quyền trị giá tính bằng tiền, gồm có quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác (quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch…). Quyền tài sản có thể được chia thành hai loại: Quyền đối nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền chủ thể được tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, quyền thế chấp,… Quyền đối nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền (quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng…).

Như vậy, có thể thấy bitcoin không tồn tại dưới bất kỳ bản chất pháp lý nào của tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nói cách khác, nó đã và đang không được coi là một loại tài sản chính thống.

Tuy nhiên dưới góc độ lý luận, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bitcoin hoàn toàn có thể được coi là một loại tài sản. Cụ thể: “Căn cứ vào những đặc trưng của tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung), có thể thấy đây đều là những “tài sản” không có đặc tính vật lý (được hình thành từ các thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính), được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vậy, quyền đối với tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung) là một loại quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”.

Hy vọng những nội dung trên đã mang tới cho các bạn những góc nhìn pháp lý của bitcoin đối với thế giới và tại Việt Nam trong khoản thời gian tồn tại và phát triển của đồng coin này.

Tổng hợp: taichinhhangngay.net

Bài viết gần đây