Lạm phát là vấn đề toàn cầu cần được quan tâm. Các chỉ số kinh tế cho thấy tình trạng này diễn ra ở năm 2022 vẫn cao, gây sức ép lớn đối với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng chúng ta vẫn đang kiểm soát việc này trong mức cho phép. Mặc dù có những sức ép hiện hữu nhưng đó không phải cản trở quá lớn đối với việc phát triển và phục hồi. Cùng tìm hiểu chi tiết về nhận định này và tác động của lạm phát trong cuộc sống hiện nay qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Hiểu cụ thể lạm phát là gì?
Lạm phát là khái niệm đề cập tới mức tăng giá chung của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ nào đó theo một mốc thời gian nhất định. Và nó cũng nói đến việc mất giá của loại tiền tệ nào đó đến từ quốc gia nếu xét theo kinh tế vĩ mô.
Hiểu một cách khá đơn giản tức là ở tại một quốc gia nếu mức giá chung đang tăng lên vậy một đơn vị tiền nào đó nhất định sẽ cho phép người mua nhận được ít hàng hóa hơn rất nhiều nếu so sánh với trước kia. Và nó thể hiện sự suy giảm sức mua của bất cứ một ai trên một đơn vị tiền tệ nhất định.
Ví dụ 1: Nếu một bát phở bò vào năm 2017 đang chỉ có giá 35.000 đồng nhưng đến năm 2022, để ăn được một bát phở bò, bạn sẽ phải trả đến 50.000 đồng cho một bát.
Ví dụ 2: Một ví dụ gần gũi nhất với chúng ta là giá xăng từ đầu năm 2022 so với thời điểm hiện tại đã tăng khoảng mười hai lần, và đó cũng là một ví dụ của sự lạm phát.
Về mặt vĩ mô, nó còn được coi là sụt giảm giá trị của một loại tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của một quốc gia cụ thể khác. Trong lịch sử đã từng chứng kiến nhiều sự mất giá một cách đáng kinh ngạc về giá trị đồng tiền ở nhiều quốc gia.
Phân loại chi tiết các loại lạm phát cơ bản
Theo tiêu thức định lượng mức độ ảnh hưởng, lạm phát được chia thành ba loại đó là vừa phải, phi mã và siêu lạm phát. Tiếp tục đọc để hiểu rõ hơn về từng loại.
Vừa phải
Là mức trong tầm kiểm soát với tỷ lệ hàng năm dưới 10% và là mức thúc đẩy nền kinh tế phát triển với biểu hiện: Giá cả hàng hóa tăng nhẹ, lãi suất tiền gửi ở mức ổn định đủ bù đắp sự trượt giá, lượng tiền được bơm ra lưu thông phù hợp với lượng tăng sản xuất của hàng hóa. Đồng tiền vẫn giữ giá trị và tạo tâm lý ổn định xã hội.
Phi mã – tăng với tốc độ chóng mặt
Là mức có tỷ lệ từ 2 đến 3 con số và gây tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia. Sự biểu hiện khi lạm phát phi mã xảy ra là: lãi suất tiền gửi thực tế ở mức âm, tiền lãi không bù đắp được sự mất giá của tiền tệ. Lúc này, mọi người chuyển hướng đầu tư tích trữ vàng, ngoại tệ hay bất động sản.
Siêu lạm phát
Là mức độ ở tỷ lệ lớn hơn 1000%. Nền kinh tế ở mức độ siêu của tình trạng này sẽ biến dạng các yếu tố thị trường. Đồng tiền mất giá trị và không còn chức năng mua bán, quy đổi hàng hóa.
Chi tiết nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát
Nguyên nhân chính gây ra lạm phát là do mất cân bằng quy luật cung cầu hoặc có thể đến từ khủng hoảng tiền tệ. Hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân này:
Lạm phát đến từ tiền tệ
Lượng cung tiền đưa vào lưu thông vượt quá gấp nhiều lần sản lượng hàng hóa sản xuất ra. Ngân hàng nhà nước in thêm tiền để tăng tín dụng ngân hàng hoặc đầu tư công trình công cộng, cơ sở hạ tầng. Khi lượng cung tiền tăng không cân bằng với lượng gia tăng của hàng hóa xã hội sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa leo thang. Tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Lạm phát do cầu kéo
Nguồn cung một hàng hóa gián đoạn trong khi nhu cầu thị trường hàng hóa không ngừng tăng làm cho giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả một mặt hàng tăng kéo theo các hàng hóa khác cũng tăng theo gây ra lạm phát do cầu kéo.
Ví dụ: Do tác động của chiến tranh dẫn đến chuỗi cung ứng xăng dầu bị gián đoạn. Nhu cầu mặt hàng xăng dầu không ngừng tăng lên dẫn đến giá cả mặt hàng này tăng theo. Giá xăng tăng kéo theo giá cả các hàng hóa trong xã hội tăng lên. Đồng tiền trượt giá đồng nghĩa với việc tỷ lệ tăng lên.
Tình trạng đến từ nguyên nhân chi phí đẩy
Giá thành của sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra tăng lên do các yếu tố chi phí tăng lên bao gồm: giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công, máy móc thiết bị, thuế nhà nước… Điều này dẫn lạm phát gia tăng nguyên nhân do chi phí hàng hóa bị đẩy lên, giá cả hàng hóa tăng đặc biệt là những loại hàng hóa nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống như xăng.
Giải pháp khắc phục hiệu quả hiện nay
Không thể phủ nhận rằng lạm phát gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và gây ra tình trạng mất ổn định cuộc sống người dân. Do vậy, nhà nước cần triển khai các biện pháp để kiểm soát tình trạng này, điều mà không ngừng gia tăng như hiện nay.
Triển khai chính sách vĩ mô tiền tệ
Chính phủ khắc phục lạm phát bằng cách điều tiết lại thị trường bằng việc triển khai các biện pháp thắt chặt tiền tệ cung ứng tiền đưa vào lưu thông và giảm lượng tiền đang lưu thông bằng cách:
- Chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường để ngăn chặn tình trạng này diễn biến mất kiểm soát.
- Triển khai tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân gửi tiết kiệm. Tăng lãi suất chiết khấu sẽ hạn chế việc cầm cố giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng trung ương huy động lượng tiền của ngân hàng thương mại hàng những nghiệp vụ như: bán các chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ…
- Cắt giảm chi ngân sách: Cân đối lại thu chi ngân sách nhà nước, hạn chế tối đa các khoản đầu tư công chưa cần thiết. Ngừng biện pháp phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách.
Triển khai các biện pháp tăng lượng sản xuất hàng hóa
Tăng lượng sản xuất hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với lượng tiền trong lưu thông, ổn định sức mua của đồng tiền nội tệ bằng cách giảm thuế, tự do mậu dịch với hàng hóa nước ngoài.
Chính sách đi vay viện trợ nước ngoài để khắc phục lạm phát
Huy động nguồn vốn ngoại tệ bằng các biện pháp vay viện trợ, từ đó có thể nhập khẩu các hàng hóa để cân bằng với lượng tiền nội tệ.
Thực hiện cải cách tiền tệ
Đây là biện pháp cuối cùng thay thế chế độ tiền tệ khác khi các biện pháp kiềm chế lạm phát trên không đạt hiệu quả như mong muốn. Đây là các biện pháp kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn.
Trong dài hạn nhà nước cần xây dựng chính sách quản lý vĩ mô, chính sách tiền tệ và chiến lược phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả. Nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô trong công tác quản lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Cổ phiếu HQC – Lựa chọn đầu tư như thế nào là đúng đắn?
- Cổ phiếu Hai và những điều người chơi không thể không biết
Kết luận
Vấn đề lạm phát là một vấn đề có sức nóng toàn cầu, và cần sự phối hợp từ nhiều bộ phận trong nền kinh tế để giải quyết từ từ, hiệu quả. Do đó, cả nhà nước và doanh nghiệp, người tiêu dùng đều phải tích cực hưởng ứng những phương án được ban hành, có trách nhiệm trong chi tiêu, hoạt động kinh tế. Có như vậy mới xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực.