Bảo mật của blockchain được tạo nên nhờ nhiều cơ chế bao gồm các kỹ thuật mã hóa tiên tiến và các mô hình toán học về hành vi và ra quyết định. Công nghệ blockchain là cấu trúc cơ bản của hầu hết các hệ thống tiền điện tử và giúp ngăn chặn tiền kỹ thuật số này bị sao lại hoặc bị tiêu hủy.
Việc ứng dụng công nghệ blockchain cũng đang được khám phá trong các lĩnh vực khác, nơi tính bất biến và bảo mật dữ liệu rất được coi trọng, ví dụ như công tác ghi lại và theo dõi quyên góp từ thiện, cơ sở dữ liệu y tế và quản lý chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, bảo mật blockchain không phải là một chủ đề đơn giản. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu các khái niệm và cơ chế cơ bản mang lại tính năng bảo vệ mạnh mẽ cho các hệ thống sáng tạo này.
Tính bất biến và đồng thuận trong bảo mật của blockchain
Mặc dù có nhiều tính năng tham gia giúp tạo tính bảo mật cho blockchain, hai tính năng quan trọng nhất là đồng thuận và bất biến đã định nghĩa Blockchain cũng như Bitcoin là gì.Đồng thuận là khả năng của các node trong một mạng blockchain phân tán cùng đồng thuận về trạng thái thực của mạng và về tính hợp lệ của các giao dịch. Thông thường, quá trình đạt được sự đồng thuận phụ thuộc vào thuật toán đồng thuận.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bitcoin ra đời như thế nào và cách hoạt động của Bitcoin
- Tìm hiểu công nghệ DLT đang được vận hành trên Blockchain
- Tìm hiểu về pháp lý của Bitcoin và tiền ảo trên thế giới
Mặt khác, tính bất biến là khả năng của blockchain trong việc ngăn chặn sự thay đổi của các giao dịch đã được xác nhận. Các giao dịch này thường liên quan đến việc chuyển tiền điện tử, ngoài ra, chúng cũng có thể bao gồm cả bản ghi của các dạng dữ liệu số phi tiền tệ khác.
Cùng với nhau, tính năng đồng thuận và bất biến cung cấp khung cho bảo mật dữ liệu trong các mạng blockchain. Trong khi các thuật toán đồng thuận đảm bảo rằng các quy tắc của hệ thống đang được tuân theo và tất cả các bên liên quan đều đồng ý về trạng thái hiện tại của mạng – tính bất biến đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và hồ sơ giao dịch sau khi mỗi khối dữ liệu mới được xác nhận là hợp lệ.
Vai trò của mã hóa trong tính năng bảo mật của blockchain
Blockchains phụ thuộc rất nhiều vào mã hóa để đạt được bảo mật dữ liệu. Một chức năng mã hóa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh này chính là hashing (băm). Hashing là một quá trình trong đó một thuật toán được gọi là hàm hash nhận đầu vào dữ liệu (có kích thước bất kỳ) và trả về một đầu ra xác định có giá trị độ dài cố định.
Bất kể kích thước đầu vào, độ dài đầu ra sẽ luôn luôn cố định. Các đầu vào khác nhau sẽ dẫn đến các đầu ra khác nhau. Nếu đầu vào không thay đổi, kết quả hash sẽ luôn giống nhau – bất kể bạn chạy hàm hash bao nhiêu lần.
Trong blockchain, các giá trị đầu ra này, được gọi là các hash, được sử dụng làm định danh duy nhất cho các khối dữ liệu. Hash của mỗi khối được tạo ra liên quan đến hash của khối trước đó, và đó là thứ giúp liên kết các khối lại với nhau, tạo thành một chuỗi các khối. Hơn nữa, hàm hash khối phụ thuộc vào dữ liệu chứa trong khối đó, có nghĩa là bất kỳ thay đổi nào đối với dữ liệu sẽ yêu cầu sự thay đổi đối với hàm hash khối.
Do đó, hash của mỗi khối được tạo ra dựa trên cả dữ liệu chứa trong khối đó và hash của khối trước đó. Các định danh hash này đóng vai trò chính trong việc đảm bảo tính bảo mật và tính bất biến của blockchain.
Cryptoeconomics
Có thể bạn quan tâm:
- Shiba Coin – Đồng tiền ảo tạo nên cơn sốt giá hiện nay
- Raca coin là gì và những thông tin chi tiết xoay quanh
Ngoài mã hóa, một khái niệm tương đối mới tên là cryptoeconomics cũng đóng một vai trò trong việc duy trì tính bảo mật của blockchain. Nó liên quan đến một lĩnh vực nghiên cứu được gọi là lý thuyết trò chơi, trong đó toán học được áp dụng để mô hình hóa việc ra quyết định dựa theo các tác nhân hợp lý trong các tình huống với các quy tắc và phần thưởng được xác định trước. Trong khi lý thuyết trò chơi truyền thống có thể được áp dụng rộng rãi cho một loạt các trường hợp, cryptoeconomics mô hình hóa và mô tả cụ thể hành vi của các node trên các hệ thống blockchain phân tán.
Nói ngắn gọn, cryptoeconomics là nghiên cứu về các nguyên lý kinh tế diễn ra trong các giao thức blockchain và kết quả có thể xảy do thiết kế của chúng với cơ sở dựa trên hành vi của các đối tượng tham gia. Bảo mật nhờ cryptoeconomics dựa trên quan điểm rằng các hệ thống blockchain khuyến khích các node hành động trung thực hơn là thực hiện các hành vi độc hại hoặc gây lỗi. Thuật toán đồng thuận PoW dùng trong đào Bitcoin là một ví dụ điển hình về cơ chế khuyến khích này.
Khi Satoshi Nakamoto thiết kế cho việc đào Bitcoin, ý tưởng bảo mật của blockchain ở đây là một quá trình tốn kém và tốn nhiều tài nguyên. Do sự phức tạp và nhu cầu tính toán, đào bằng PoW cần một khoản đầu tư đáng kể về tiền bạc và thời gian – bất kể node khai thác ở đâu và là ai.
Tổng hợp: taichinhhangngay.net