Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) đang dần trở thành xu hướng mới trên thị trường đầu tư và công nghệ toàn cầu. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng to lớn trong các ngành từ dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công cho đến chuỗi cung ứng, giáo dục và năng lượng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về Blockchain ngay từ bây giờ là rất cần thiết đối với các bạn trẻ.
Blockchain là gì?
Bitcoin là gì? Đây là vấn đề hiện là một trong những đề tài sôi nổi của vô số “tín đồ” công nghệ và cả giới đầu tư. Thế nhưng đứng sau Bitcoin chính là Blockchain, một nền tảng đã mở ra một thế giới tiền ảo với nhiều sắc màu rực rỡ. Tuy khái niệm Blockchain đối với nhiều người khá là phức tạp nhưng khái niệm cốt lõi của nó thực sự khá đơn giản.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Thông tin về công nghệ Blockchain trong lĩnh vực tiền ảo
- Lịch sử hình thành Bitcoin, giao dịch đầu tiên, ngày lên sàn
- Bảo mật của blockchain gồm những yếu tố nào tạo nên?
Hiểu theo ngữ nghĩa của từng từ thì Block nghĩa là “khối”, chain nghĩa là “chuỗi”. Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu, thông tin được lưu trữ trong các khối và liên kết với nhau. Thông tin trong khối, các liên kết sẽ được mã hóa đồng thời có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới.
Có thể ví Blockchain như một cuốn sổ cái ghi lại toàn bộ dữ liệu trong hệ thống. Blockchain khác với các dữ liệu thông thường ở cấu trúc lưu trữ dữ liệu. Blockchain sẽ thu thập thông tin dữ liệu và nhóm chúng thành các khối chứa tập hợp nhiều thông tin.
Khi nền tài chính thế giới sụp đổ vào năm 2008, “cha đẻ” của đồng tiền điện tử Bitcoin – Satoshi Nakamoto là người đặt nền móng đầu tiên cho công nghệ Blockchain. Một năm sau, Blockchain được hiện thực hóa hoàn toàn nhờ vào việc đóng vai trò cốt lõi của Bitcoin. Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của công nghệ blockchain và đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của Crypto.
Công nghệ Blockchain qua các giai đoạn
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tới thời điểm hiện tại, Blockchain đã có 04 phiên bản khác nhau, bao gồm:
Blockchain 1.0: Dùng cho các thuật toán về tiền tệ (ví blockchain)
Công nghệ này hỗ trợ mọi giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số trong phạm vi tiền điện tử bằng cách sử dụng các thuật toán về tiền tệ.
Blockchain 2.0: Dùng trong ngành tài chính và ngân hàng
Công nghệ này được ứng dụng và xử lý các tài sản của ngành Tài chính – Ngân hàng. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng một cách minh bạch, rõ ràng nhất.
Blockchain 3.0: Kế thừa ưu điểm của tất cả phiên bản Blockchain trước đó đồng thời có thể tích hợp được trong nhiều ngành nghề
Công nghệ Blockchain được mở rộng và hội nhập vào đa lĩnh vực trong đời sống như y tế, giáo dục, chính phủ hay nghệ thuật.
Blockchain 4.0: Doanh nghiệp và ứng dụng giao dịch
Đây là công nghệ mới nhất, được tạo ra để tối ưu hoá ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các công nghệ trước. Công nghệ này nhắm đến các doanh nghiệp với mục đích tạo ra các ứng dụng giao dịch nhanh chóng và hoàn thiện hơn.
Blockchain được xem là công nghệ của tương lai. Các tập đoàn lớn như IBM, Citi Bank, JP Morgan… cũng đặt niềm tin lớn vào Công nghệ này.
Cấu trúc và cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain
Có thể bạn quan tâm:
- Shiba Coin – Đồng tiền ảo tạo nên cơn sốt giá hiện nay
- Raca coin là gì và những thông tin chi tiết xoay quanh
Như đã chia sẻ ở trên, Blockchain bao gồm 2 phần chính:
Khối (Block): các khối này chứa dữ liệu
Chuỗi (Chain): tức là các khối trên liên kết với nhau tạo thành chuỗi
Mỗi khối bao gồm 3 thành phần chính: Data (Dữ liệu), Mã Hash của khối hiện tại (Mã hàm băm) và Mã Previous Hash (mã Hash khối trước đó).
Data (Dữ liệu): Các bản ghi dữ liệu đã xác minh của bạn được bảo vệ bằng các thuật toán mã hóa phụ thuộc vào mỗi chuỗi khối.
Ví dụ: thông tin người gửi, người nhận, số lượng coin đã được gửi…
Mã Hash của khối hiện tại (Mã hàm băm): Đây là một chuỗi ký tự và số được tạo ngẫu nhiên không hoàn toàn giống nhau. Nó đại diện cụ thể cho khối và sử dụng một thuật toán mã hóa để mã hóa nó. Mã này được sử dụng để phát hiện các thay đổi trong khối. Mã này giống như dấu vân tay của chúng ta, là duy nhất, không trùng nhau.
Mã Previous Hash (mã Hash khối trước đó): Nó được sử dụng để cho các khối liền kề biết khối nào ở phía trước và khối nào ở sau, để liên kết đúng với nhau. Tuy nhiên khối đầu tiên, bởi vì không có khối nào trước nó nên mã Hash của nó là một chuỗi số 0. Khối đầu tiên này được gọi là Genesis block tức là “Khối nguyên thủy” hay khối gốc.
Công nghệ Blockchain sẽ trở thành một điểm sáng trong nền khoa học 4.0 của thế kỷ 21 và VTC Academy luôn song hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình chinh phục tri thức mới.
Tổng hợp: taichinhhangngay.net