Việc hiểu rõ các lệnh trong Forex và cách sử dụng chúng sẽ giúp trader linh hoạt hơn trong các chiến lược giao dịch của mình. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các loại lệnh cơ bản trong Forex và chức năng của từng lệnh. Mời các bạn cùng theo dõi!
Các loại lệnh trong giao dịch Forex
Tất cả các lệnh giao dịch tại các sàn uy tín sinh ra đều có mục đích giúp cho việc giao dịch của trader trở nên thuận lợi. Tuy nhiên, mỗi lệnh sẽ có những đặc điểm và tính năng riêng, phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Sau đây là một số lệnh cơ bản mà các nhà giao dịch Forex cần phải nắm được.
Tham khảo thêm:
- 4 loại lệnh chờ trong Forex mà bạn cần biết trước khi giao dịch
- Hướng dẫn cách đặt lệnh Forex bằng MT4 trên điện thoại 2023
- Tổng hợp các kinh nghiệm đầu tư Forex hiệu quả nhất
1. Lệnh thị trường (Market Order)
Lệnh thị trường hay còn gọi là Market Order. Đây là lệnh mua bán các cặp tiền tệ trên thị trường Forex, được khớp ngay tại thời điểm nhà giao dịch đặt lệnh với mức giá tốt nhất.
Đặc điểm của lệnh thị trường là khớp ngay lập tức, nên được các scalper ưa chuộng. Bởi họ là những người thường xuyên theo dõi thị trường, khi có cơ hội sẽ vào lệnh ngay lập tức. Khung thời gian giao dịch của các scalper là M15, M5, thậm chí là M1 hoặc nhỏ hơn.
Swing trader hoặc Position trader giao dịch trên khung thời gian cao hơn nên thường lựa chọn lệnh chờ. Tuy nhiên, họ cũng có thể giao dịch bằng lệnh Market Order nếu mức giá thị trường đang nằm trong vùng giá vào lệnh, tuân theo kế hoạch.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD đang có mức giá là 1.0203/1.0207. Nếu trader đặt lệnh mua, lệnh của trader sẽ được khớp ở mức giá 1.0207, còn lệnh bán sẽ được khớp ở mức giá 1.0203.
2. Lệnh chờ (Pending Order)
Lệnh chờ (Pending Order) là loại lệnh mà bạn có thể mua bán theo mức giá mong muốn chứ không theo giá thị trường. Trên thị trường có tổng cộng 6 lệnh chờ, Nhưng chỉ có 4 lệnh được hỗ trợ trên nền tảng MT4 bao gồm: Sell Limit, Buy Limit, Sell Stop và Buy Stop còn 2 lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit sẽ được hỗ trợ trên MT5. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về từng loại lệnh chờ.
- Sell Limit
Sell Limit là lệnh chờ bán, loại lệnh này thường được sử dụng khi trader tin rằng giá sẽ tăng lên và họ sẽ bán được ở mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Khi giá chạm đến điểm đặt lệnh, vị thế bán sẽ được tự động kích hoạt và trader sẽ thu về lợi nhuận cao hơn so với đặt lệnh thị trường.
Ví dụ: Cặp EUR/USD
Xu hướng chính đang diễn ra là Downtrend, Tuy nhiên, trader tin rằng giá sẽ hồi về vùng Fibonacci Retracement 50%, trước khi giảm mạnh theo xu hướng chính. Vì vậy, thay vì vào lệnh thị trường tại mức giá 1,05698 USD, trader sẽ đặt lệnh Sell Limit để chờ giá hồi về vùng 1,076.
- Buy Limit
Buy Limit là lệnh chờ mua, được trader sử dụng khi kỳ vọng sẽ mua được với mức giá thấp hơn hiện tại. Do đó, thay vì thực hiện giao dịch với lệnh thị trường, trader sẽ đặt lệnh Buy Limit để chờ giá giám xuống thì mới tiến hành mua. Khi giá giảm xuống, chạm vào điểm đặt lệnh thì vị thế mua của bạn sẽ được mở tự động.
Dễ dàng nhận thấy, nếu giá đi đúng dự đoán, trader sẽ mua được ở mức giá tốt hơn và thu về được lợi nhuận nhiều hơn so với đặt lệnh thị trường.
Ví dụ: Cặp EUR/CHF trên khung thời gian H1 đang có đà tăng khá mạnh mẽ. Thay vì vào lệnh ngay, trader sẽ kiên nhẫn chờ đợi giá giảm về các vùng Fibonacci Retracement quan trọng để tiến hành vào lệnh. Cụ thể, trong trường hợp này, trader có thể khớp lệnh ở mức giá 1,018 -1,1019 trùng với mức Fibo 38,2%, thay vì vào lệnh thị trường tại mức giá 1,2866.
- Sell Stop
Sell Stop cũng là một lệnh chờ bán, tuy nhiên thay vì chờ bán ở mức giá cao hơn như lệnh Sell Limit, Sell Stop sẽ chờ bán ở mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện tại. Loại lệnh này thường được các trader giao dịch Break-out sử dụng. Vì họ tin rằng giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng và đi xuống nhưng chưa chắc chắn nên đặt Sell stop.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/CHF khung thời gian H1.
Xu hướng giảm là xu hướng chính. Tuy nhiên, hành động giá của cặp tiền này có dấu hiệu di chuyển sideway. Vì vậy, nếu đặt lệnh Sell limit trong trường này cũng khá rủi ro nếu sideway này là vùng tích lũy và giá chuẩn bị đảo chiều. Vì vậy, để không bỏ lỡ cơ hội và vẫn an toàn. Trader sẽ cài đặt lệnh Sell stop bên dưới vùng hỗ trợ.
- Buy Stop
Buy Stop là lệnh chờ mua, tuy nhiên mức giá khớp lệnh của Buy Stop sẽ cao hơn so với giá thị trường. Buy Stop được sử dụng khi trader tin rằng giá sẽ phá vỡ đường kháng cự và đi lên. Nhưng do không chắc chắn nên họ sử dụng lệnh Buy Stop để đón đầu xu hướng.
Buy Stop được đánh giá là an toàn hơn nhiều so với Buy limit đặc biệt là trong những trường hợp giá có chiều hướng đảo chiều hoặc di chuyển phi xu hướng.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1.
Xu hướng chính đang diễn ra là uptrend. Tuy nhiên trader không vội vàng vào lệnh khi giá có động giá giảm điều chỉnh, mà chờ giá breakout quan vùng kháng cự để chắc chắn hơn nên sử dụng lệnh Buy stop.
- Buy Stop Limit
Lệnh giao dịch tiếp theo trader cần nắm được chính là lệnh giới hạn dừng Stop Limit, bao gồm: Buy Stop Limit và Sell Stop Limit.
Buy Stop Limit hay còn gọi là lệnh giới hạn dừng mua là kết hợp của 2 lệnh Buy Stop và Buy Limit. Khi đặt lệnh Buy Stop Limit, nếu giá thị trường chạm đến điểm đặt Buy Stop thì lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt. Nhờ vậy nhà đầu tư có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn mà vẫn phòng được rủi ro khi giá đi ngược xu hướng.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD khung thời gian H4
Nhà đầu tư dự đoán cặp tiền EUR/USD sẽ bứt phá khỏi đường kháng cự và tăng mạnh. Nhưng trước khi tăng sẽ có một cú hồi test lại đường kháng cự này. Cho nên sẽ đặt lệnh Buy stop limit để đón đầu.
- Sell Stop Limit
Sell Stop Limit (lệnh giới hạn dừng bán) là kết hợp của 2 lệnh Sell Stop và Sell Limit. Khi giá thị trường chạm đến điểm đặt lệnh Sell Stop thì lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt, giúp nhà đầu tư bán được ở mức giá cao hơn.
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD khung thời gian H1
Xu hướng hiện tại đang đi ngang, nhưng nhà đầu tư dự đoán giá sẽ bứt phá khỏi ngưỡng hỗ trợ và đi xuống nhưng trước khi giảm sẽ quay lại retest vùng hỗ trợ nên sử dụng lệnh Sell Stop Limit để đón đầu xu hướng.
3. Stop Loss/ Take Profit
Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) là 2 lệnh cực kỳ quan trọng trong mọi giao dịch của trader. Đây là 2 lệnh giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận vô cùng hiệu quả cho nhà đầu tư.
- Stop Loss
Stop Loss là lệnh cắt lỗ tự động, giúp trader giới hạn khoản lỗ tại một mốc nhất định. SL không phải là lệnh bắt buộc, nhưng nó được khuyên dùng cho mọi trường hợp khi vào lệnh. Nếu chẳng may thị trường đi ngược hướng dự đoán, khi giá chạm vào stop loss lệnh của bạn sẽ được đóng ngay lập. Mục đích của SL là hạn chế thua lỗ khi giá đi sai hướng kỳ vọng.
- Take Profit
Lệnh Take Profit hay còn gọi là lệnh chốt lời. Đây là một lệnh tùy chọn được bổ sung vào lệnh mua/bán của trader. Lệnh này được đặt tại một mức giá rằng trader nghĩ hành động giá của cặp tiền đó sẽ chạm tới khi thị trường đi đúng hướng dự đoán.
Thông thường, trader sẽ đặt TP tại những vùng tranh chấp giá hoặc tích lũy như vùng sideway, vùng hỗ trợ, kháng cự, Fibonacci hoặc đảm bảo tỷ lệ R:R mong muốn. . Khi thị trường di chuyển đúng hướng và giá chạm vào điểm giá take profit đã đặt trước đó, lệnh sẽ được tự động chốt lời.
Ví dụ: Trader đặt lệnh Sell Stop tại mức giá 1,019 và Stop Loss tại 1,022211, Take Profit là 1,01373.
Với mức giá cài đặt như này, khi giao dịch với khối lượng 1 lot, trader sẽ mất tối đa 23,5 pips (tương đương với 235 USD) khi thị trường đi ngược dự đoán và chạm vào mức giá đặt SL. Ngược lại, nếu thị trường đi đúng hướng dự đoán trader sẽ thu được lợi nhuận tối đa là 60,3 pips (tương đương với 603 USD) khi lệnh khớp tại mức giá đặt TP.
4. Các lệnh Forex đặc biệt
Ngoài các lệnh Forex được sử dụng thường xuyên như chúng tôi giới thiệu ở trên, thì trong Forex còn có một số lệnh đặc biệt nữa. Muốn biết đó là những lệnh nào mời nhà đầu tư và bạn đọc cùng theo dõi tiếp trong phần tiếp theo đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Tất tần tật về kinh doanh là gì bạn nên biết ngay hôm nay
- PayPal là gì? Những ưu điểm, hạn chế khi sử dụng của chúng
- Good ‘Till Cancel – GTC: Lệnh tồn tại cho đến khi bị hủy
GTC sẽ được đặt đến khi nào bạn muốn hủy nó. Còn không thì sẽ nó sẽ vẫn nằm ở đó, các sàn giao dịch sẽ tuyệt đối không can thiệp. Lệnh này cũng có mặt lợi khi có thể đặt lệnh chờ trong thời gian dài. Tuy nhiên, trader cũng thường quên rằng bản thân đã đặt GTC, nên sẽ có rủi ro GTC sẽ khớp lệnh khi thị trường không còn di chuyển theo kế hoạch trader đã vạch ra.
- Good for the Day – GFD: Lệnh tồn tại hết ngày
GFD chỉ tồn tại trong ngày và sẽ hủy khi bắt đầu giao dịch của ngày mới. Cho nên GFD cực kỳ phù hợp với day trader – những trader chỉ giữ lệnh trong ngày.
Thị trường Forex chỉ giao dịch 5 ngày trên tuần nên trader cần chú ý 5h sáng giờ VN đóng cửa phiên giao dịch ngày. Đây cũng chính là khoảng thời gian kết thúc phiên Mỹ và lệnh GFD cũng sẽ bị hủy trong thời gian này.
- One cancels the order – OCO: Lệnh này hủy lệnh kia
OCO cho phép trader đặt 2 lệnh chờ song song với hai hướng khác nhau. Khi giá di chuyển theo một hướng thì một lệnh sẽ được khớp và lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy. Lệnh OCO cho phép trader thực hiện nhiều hướng dự đoán, tăng thêm xác suất chiến thắng mà vẫn đảm bảo an toàn.
- One trigger the other: Lệnh kích hoạt lệnh
Lệnh này được kích hoạt thì lệnh khác mới được kích hoạt. Nếu trader đặt lệnh chờ mua hoặc bán thì hành động giá của cặp tiền phải khớp lệnh chờ này rồi mới có thể khớp các lệnh chốt lời hoặc dừng lỗ.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các lệnh trong Forex được trader sử dụng thường xuyên như lệnh thị trường, lệnh Limit, lệnh Stop, lệnh cắt lỗ/chốt lời và một số lệnh đặc biệt khác. Hy vọng qua bài viết này, trader đã biết cách sử dụng các lệnh trong chiến giao dịch của mình.
Tổng hợp: taichinhhangngay.net